1. Tạo thói quen tốt trong vận động, sinh hoạt


Nên tránh đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, nếu công việc đòi hỏi phải ngồi trong thời gian dài thì cứ mỗi tiếng bạn nên đứng lên 5 đến 10 phút để vận động chân tay và vùng thắt lưng, có thể đi bộ một đoạn ngắn trong khu văn phòng. Tránh làm việc quá sức, có thể gây nên tình trạng stress, khiến cơ thể căng thẳng và gia tăng sức ép cho ruột.

2. Tạo thói quen ăn uống lành mạnh


Cần ăn uống đầy đủ, đúng giờ, đúng bữa, tránh ăn uống qua loa khiến nhu động ruột hoạt động thất thường, thức ăn bị lắng đọng và khó tiêu hóa, lâu dần sẽ dẫn đến bệnh trĩ. Nên lựa chọn thực phẩm lành mạnh, nhiều chất xơ để giải nhiệt cơ thể và chống táo bón. Có thể chọn rau lang, rau dền, mướp, cà rốt, mồng tơi, diếp cá… và các loại trái cây nhuận tràng như chuối, bưởi, đu đủ, cam, quýt… Ngoài ra, có thể sử dụng ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch, lúa mạch, bột mỳ chưa qua tinh chế.

Tránh các loại đồ ăn nhanh, đồ xào rán nhiều dầu mỡ, các gia vị cay nóng như tỏi, ớt, hạt tiêu… vì sẽ khiến búi trĩ phát triển nhanh hơn.

Mỗi ngày cần bổ sung 2,5 lít nước để hỗ trợ dạ dày trao đổi chất và chống táo bón. Không uống nhiều nước đá vì sẽ làm máu lưu thông kém, gây bất lợi cho hệ tiêu hóa và hình thành bệnh trĩ.

Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá.

3. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao

Người bị thừa cân, béo bụng, béo phì sẽ làm gia tăng sức ép lên tĩnh mạch, khiến nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn. Do đó, tập thể dục thể thao vừa giúp kiểm soát cân nặng, vừa tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón. Các môn thể thao phù hợp là: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, khí công dưỡng sinh, thái cực quyền…

Tập nhảy dây cũng rất hiệu quả trong việc rèn luyện cơ bụng, hỗ trợ tiêu hóa.

Ngoài ra, có thể áp dụng một bài tập đơn giản vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ: Nằm ngửa, đặt gối ở thắt lưng, đệm cao phần hông. Nâng cao hai chân ở tư thế như ngồi xếp bằng tròn, không dùng lực và thả lỏng cơ hậu môn, duy trì tư thế này trong 2 – 3 phút.

Với bài tập này, hông được đẩy cao hơn tim nên máu không ứ ở hậu môn trực tràng, cơ hậu môn được thả lỏng tạo điều kiện cho huyết dịch lưu thông tốt, hỗ trợ tiêu hóa và phòng tránh trĩ hiệu quả.

4. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thiên nhiên

Nếu bạn thường xuyên bị tình trạng táo bón hoặc đại tiện ra máu, cần đi khám và sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ để chữa trị dứt điểm, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Nên lựa chọn các vị thuốc Đông y như diếp cá giúp lọc máu, giải độc, giải nhiệt, kháng viêm, tăng sức miễn dịch của cơ thể, làm chắc thành mao mạch và chữa bệnh trĩ do tác dụng của chất Dioxin-flavonon. Đương quy cũng là một vị thuốc quý giúp bổ máu, chống suy nhược, nhuận tràng, thông đại tiện và chống táo bón.

Củ nghệ vàng có chứa hoạt chất Curcumin (Curcuma domestica) giúp ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa, chống viêm và mau lành các tổn thương của trĩ. Các sản phẩm có nguồn gốc từ những thảo dược này sẽ giúp điều trị trĩ hiệu quả, lành tính, an toàn và không có tác dụng phụ